Giò gân bò là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhờ vị đậm đà và cảm giác dai giòn tự nhiên từ gân bò. Không cần ra tiệm, bạn hoàn toàn có thể tự tay làm món này tại nhà chỉ với một chút thời gian và công sức. Trong bài viết dưới đây, 36 Foods sẽ hướng dẫn bạn 2 cách làm giò gân bò đơn giản, thơm ngon, chắc chắn ai cũng thích mê!

1. Cách làm giò gân bò với giò sống nhanh chóng
1.1. Nguyên liệu chuẩn bị
- 600g giò sống
- 400g gân bò
- 40gr bột khoai tây (bột năng)
- 10g tỏi
- 6g tiêu sọ
- 10g đường
- 10g muối
- 3 cánh hoa hồi
– Cách chọn nguyên liệu chất lượng:
- Gân bò: chọn những miếng có màu trắng hồng, tươi mới, có mùi nồng đặc trưng của thịt bò tươi. Tránh chọn gân có màu vàng, trắng nhợt hoặc xanh, có mùi hôi, hoặc chảy dịch vàng, vì đây có thể là dấu hiệu của gân bò cũ, hỏng hoặc đã được ngâm hóa chất.
- Giò sống: chú ý đến màu sắc, độ mịn, độ dai và mùi vị. Giò sống ngon thường có màu hồng nhạt, mịn màng, không có vân thịt hay mỡ, và có độ dai vừa phải, không quá cứng hay quá bở.

1.2. Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế và luộc gân bò
- Rửa sạch gân bò 1-2 lần.
- Luộc với khoảng 1,5 lít nước, thêm 3 cánh hoa hồi, 1g tiêu sọ, 10g muối và 10g đường. Đun khoảng 30-45 phút đến khi gân mềm và thấm vị.
- Gân bò luộc xong ngâm nước lạnh, thấm khô rồi cắt sợi dài, độ dày tùy ý.
- Nghiền 5g tiêu sọ, cắt nhỏ 10g tỏi.

Bước 2: Trộn nguyên liệu
- Bạn có thể trộn bằng tay hoặc dùng máy. Cho phần gân bò đã cắt vào âu cùng 40g bột khoai tây, 10g tỏi băm và 5g tiêu sọ nghiền. Trộn đều để bột và gia vị áo đều các miếng gân.
- Tiếp tục cho 600g giò sống vào trộn chung. Trong quá trình trộn, nên giữ hỗn hợp luôn ở nhiệt độ lạnh để chả khi làm ra có độ giòn ngon hơn. Trộn kỹ sẽ giúp kết cấu chả dai và hương vị đậm đà hơn.

Bước 3: Định hình chả
- Nếu chưa quen gói lá chuối, bạn có thể gói chả bằng nilon trước để dễ định hình.
- Thoa dầu lên miếng nilon, cho khoảng 250-300g chả vào, vo tròn rồi xoắn chặt hai đầu.
- Có thể để chả vào ngăn đông 1 tiếng trước khi gói lá chuối, hoặc gói ngay sau khi tạo hình đều được.

Bước 5: Gói chả
- Bạn có thể giữ lớp nilon để gói hoặc bỏ ra và gói trực tiếp bằng lá chuối. Dùng loại nilon chịu nhiệt trên 100°C nếu giữ lại khi hấp.
- Lá chuối nên được phơi nắng hoặc trụng nước sôi cho mềm.
- Phết một lớp dầu ăn lên lá chuối rồi đặt miếng chả sống lên.
- Cuốn tròn lá chuối lại và dùng miếng lá chuối khác bịt kín 2 đầu.
- Cố định, buộc chặt vừa phải bằng dây nilon hoặc dây lạt.
- Ngoài lá chuối, bạn cũng có thể dùng giấy bạc hoặc khuôn gói chả có sẵn.

Bước 6: Hấp giò
- Đun sôi nồi nước trong lúc gói chả. Khi nước sôi, cho chả vào hấp với lửa vừa trong 30-45 phút tùy kích cỡ.
- Chả chín có thể ăn ngay, nhưng để ngon hơn bạn nên để nguội rồi bảo quản trong tủ lạnh qua đêm cho chả dẻo và giòn hơn.

2. Cách làm giò bò gân với thịt bò đơn giản
2.1. Nguyên liệu chuẩn bị
- 700g thịt bò
- 300g gân bò
- 2 thìa nước mắm
- 4 thìa dầu ăn
- 30g đường
- 10g hạt nêm
- 40g bột năng
- Hạt tiêu (lượng tuỳ khẩu vị)
- Hành tím
- Tỏi
- Sả
– Cách chọn nguyên liệu:
- Thịt bò: Chọn thịt tươi đỏ, thớ nhỏ, không có mùi lạ, khi ấn vào có độ đàn hồi tốt. Không chọn thịt chảy nhớt hoặc quá mềm.
- Gân bò: Gân tươi, trắng đục, không bị khô hoặc ngả màu vàng, không có mùi hôi. Có thể mua tại các quầy thịt bò hoặc chợ lớn.

2.2. Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế và tẩm ướp
- Thịt bò sát muối, rửa sạch rồi để cho ráo nước.
- Thái nhỏ bò và trộn cùng bột năng, đường, hạt nêm, nước mắm, tỏi – hành tím bằm và dầu ăn.

Bước 2: Ủ đông thịt
- Chia chỗ bò tẩm ướp trên vào các túi nilon hoặc túi zip.
- Dàn mỏng các túi ra trước khi đem đi ủ đông
- Cho vào tủ đông và để khoảng 2 tiếng.

Bước 3: Xử lý phần gân bò
- Bắc lên bếp một nồi nước, cho vào nồi nhánh gừng đập dập, sả tươi và một chút muối.
- Cho gân bò vào nồi và hầm khoảng 1 tiếng rưỡi
- Khi gân bò đã mềm thì vớt ra một bát nước đá và để tủ lạnh cho ráo nước.
- Sau khi gân bò đã nguội hoàn toàn thì đem đi thái hạt lựu rồi để vào ngăn đông.

Bước 4: Xay giò
- Lấy phần thịt bò đã ủ đông ra ngoài, bẻ thành các miếng nhỏ rồi cho vào máy xay.
- Xay nhuyễn phần thịt bò, lưu ý khi xay nếu nhiệt độ của thịt bò không còn lạnh nữa thì cần để thịt lại vào tủ đông rồi mới xay tiếp. Nếu thịt không đảm bảo độ lạnh trong quá trình xay sẽ gây ra hiện tượng “chết” giò, khiến giò làm xông vị bở.
- Sau khi phần thịt bò đã nhuyễn thì đem đi trộn cùng gân bò đã thái nhỏ và tiêu đen.

Bước 5: Gói giò
- Lồng lá chuối vào khuôn inox, sau đó cho phần chả sống vào bên trong
- Nhồi cho miếng chả chắc lại rồi đậy nắp khuôn lại.
Bước 6: Hấp giò
- Đặt giò đã gói vào nồi hấp, hấp cách thủy trong vòng 3-4 giờ. Nếu bạn có nồi áp suất, có thể rút ngắn thời gian hấp còn khoảng 1.5 giờ.
- Trong quá trình hấp, nhớ kiểm tra mực nước trong nồi để tránh nước cạn làm cháy nồi nhé!
- Sau khi chả chín, bạn có thể thưởng thức ngay. Nếu muốn chả trở nên thêm ngon, bạn cũng có thể để chả trong tủ lạnh qua đêm để chả trở nên dẻo, giòn hơn.

3. Lưu ý khi làm giò bò gân
Để làm được đòn giò ngon, đúng chuẩn, không bị bở hay có mùi khó chịu thì cần chú ý đến một số điểm quan trọng dưới đây:
- Xử lý gân bò sạch và kỹ: Trụng sơ với gừng, rượu trắng để khử mùi hôi; thái nhỏ để dễ trộn và không bị dai quá mức.
- Làm lạnh nguyên liệu trước khi xay: Thịt bò, giò sống phải ủ lạnh sâu để tránh “chết giò”, đảm bảo độ kết dính và độ dẻo.
- Tỷ lệ gân – thịt hợp lý: Nên dùng khoảng 70% thịt bò nạc, 20% gân, 10% mỡ/giò sống để giò không bị khô hay rời rạc.
- Ướp gia vị trước khi xay: Giúp gia vị thấm đều, tăng hương vị; có thể thêm tiêu hạt giã dập, chút tỏi băm để dậy mùi.
- Gói chặt tay, buộc kỹ: Để giò giữ được dáng khi hấp, không bung hoặc lọt nước.
- Hấp đúng thời gian: Đòn giò lớn hấp 50–60 phút, nhỏ hơn thì khoảng 40 phút; không nên mở nắp thường xuyên để giữ nhiệt ổn định.

4. Một số câu hỏi thường gặp
4.1. Làm thế nào để giò gân bò không bị khô?
Để giò gân bò không bị khô, bạn cần chọn phần gân tươi, có độ đàn hồi, không quá nhiều mỡ. Gân nên được luộc mềm vừa đủ, không quá chín để tránh co rút và khô cứng. Ngoài ra, khi trộn giò, có thể thêm một chút nước luộc gân hoặc nước mắm để tăng độ ẩm và hương vị.
4.2. Làm sao để giò gân bò có màu đẹp tự nhiên?
Muốn giò gân có màu đẹp, nên luộc gân bò với vài lát gừng, hành tím và chút muối để khử mùi và giữ màu trong. Khi trộn giò, không dùng nước màu nhân tạo mà tận dụng màu nâu vàng tự nhiên từ gân đã luộc. Nếu thích màu sắc nổi bật hơn, bạn có thể thêm tiêu hạt đen hoặc tiêu đỏ để tạo điểm nhấn bắt mắt.
4.3. Có thể dùng nồi áp suất để làm mềm gân bò không?
Hoàn toàn có thể. Nồi áp suất giúp rút ngắn thời gian nấu gân bò, giúp gân mềm đều, tiết kiệm thời gian mà vẫn giữ được độ dai giòn đặc trưng. Tuy nhiên, bạn nên canh thời gian phù hợp (khoảng 15–20 phút tùy loại gân) để tránh bị quá mềm, mất kết cấu khi làm giò.
Với công thức 2 cách làm giò gân bò đơn giản trên từ 36 Foods, bạn đã có thể tạo ra món ăn hấp dẫn, khác lạ để chiêu đãi cả nhà. Đừng quên chia sẻ hướng dẫn này đến bạn bè và người thân nếu thấy nó hữu ích nhé! Chúc bạn thực hiện món ăn thành công!

Nguyễn Văn Thắng là một chuyên gia ẩm thực truyền thống với hơn 15 năm kinh nghiệm gắn bó cùng căn bếp Việt. Anh không chỉ là người am hiểu sâu sắc về món ăn dân tộc mà còn luôn trăn trở với việc gìn giữ và lan tỏa hương vị quê hương đến với cộng đồng hiện đại.